Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Theo thói quen, trước khi đi ngủ, chồng của cô thường kể chuyện cho các con nghe sau đó, họ cùng nhau chìm vào giấc ngủ vô cùng bình yên và hạnh phúc.
Khi ngắm nhìn các con ngủ bên cạnh bố, trái tim người mẹ cũng cảm thấy thật sự ấm áp. Tiểu Từ thường có thói quen chụp lại những khoảnh khắc gia đình bên nhau như vậy. Đặc biệt là khi chồng và con mình đang ngủ say cô thường cầm điện thoại và chụp lại. Trong máy ảnh của cô, có rất nhiều bức ảnh chụp khoảnh khắc bố và con đang ngủ bên nhau. Cô còn nhiều lần khoe lên mạng để bạn bè và người thân cùng biết.
Vậy nhưng, cho đến một ngày gần đây, người mẹ cũng chụp lại khoảnh khắc này nhưng khi nhìn lại bức ảnh, cô cảm thấy có điều gì đó không được ổn cho lắm!
Tiểu Từ luôn hạnh phúc khi được ngắm nhìn 4 bố con đã chìm vào giấc ngủ yên bình, ảnh: dSD
Người mẹ nhận ra, khi ba cô con gái dần trưởng thành hơn, những hình ảnh thân mật ôm bố ngủ mỗi ngày không thật sự vừa mắt nữa. Dần dần, những khoảnh khắc này còn khiến Tiểu Từ lo lắng các con phát triển quan điểm lệch lạc về giới tính. Người mẹ sợ rằng, khi ra xã hội và tiếp xúc với người khác giới, con gái sẽ có thói quen thân mật quá mức, không biết giữ khoảng cách và cũng không thể bảo vệ tốt bản thân.
Sau nhiều lần trò chuyện trực tiếp với chồng, Tiểu Từ đã chuẩn bị một phòng ngủ riêng cho các cô con gái, xoa dịu cảm xúc, hôn và ôm từng bé gái trước khi đi ngủ. Với sự động viên của mẹ, các bé cũng đã thích nghi được với thói quen tốt là có thể tự ngủ mà không cần ngủ chung với bố.
Từ khi sinh ra, đứa trẻ lớn lên trong sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi lớn hơn, chúng dần hình thành nhận thức về giới tính, cha mẹ không còn có thể thân thiết với chúng quá mức nữa, ngược lại cần khuyến khích chúng phát triển độc lập.
Từ mấy tuổi nên để con ngủ riêng, không nên ngủ chung với bố mẹ nữa
Cho trẻ ngủ chung với bố mẹ là thói quen phổ biến của nhiều gia đình bởi điều này mang lại cảm giác thoải mái và an toàn cho trẻ, đặc biệt là trong những năm bé đầu đời.
Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định nào đó, cha mẹ sẽ cần tách con, để trẻ bắt đầu ngủ riêng trên giường của mình, thậm chí là phòng riêng nếu có điều kiện.
Mỗi gia đình có một lựa chọn khác nhau khi tách trẻ ra ngủ riêng. Một số cha mẹ cho trẻ ngủ riêng từ khi trẻ mới biết đi, trong khi một số gia đình khác cho trẻ ngủ riêng ở độ tuổi 3-5 tuổi, hoặc hơn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, độ tuổi tốt nhất để tách trẻ ra ngủ riêng là khoảng 3 tuổi. Việc tách trẻ ra riêng sau 6 tuổi là muộn.
Đây là một khó khăn và thách thức cho cả trẻ và cha mẹ, bởi nó liên quan đến việc thay đổi một thói quen quen thuộc. Tuy nhiên, với cách tiếp cận phù hợp, quá trình chuyển đổi có thể suôn sẻ và thành công.
Ngủ riêng là một cột mốc phát triển quan trọng không nên bỏ qua. Chuyển con từ ngủ chung sang ngủ riêng đúng cách là điều cần thiết cho chất lượng giấc ngủ và sức khỏe lâu dài của trẻ lẫn cha mẹ. Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh từ sớm có thể dẫn đến giấc ngủ ngon hơn trong tương lai, điều này có thể tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức, cảm xúc và thể chất của con.
Việc cho trẻ ngủ riêng là cần thiết, bởi trẻ lúc này đã có sự cảm nhận, hiểu biết nhất định, trong khi cha mẹ cần có không gian riêng tư trong sinh hoạt vợ chồng.
Trước khi cha mẹ tách con ra ngủ riêng, nêu lưu ý đến tính an toàn của trẻ trong không gian ngủ riêng. Cần tính đến các yếu tố an toàn về điện, hỏa hoạn, cửa sổ trước khi chuyển con sang đó.
Để bắt đầu, nên giảm dần thời gian ngủ chung với trẻ. Ban đầu, bạn có thể cho trẻ ngủ trưa một mình tại phòng của chúng, cho chúng tập làm quen. Cách tiếp cận dần dần cho phép trẻ cảm thấy thoải mái với cách sắp xếp chỗ ngủ mới, đồng thời vẫn thấy an toàn khi biết rằng cha mẹ đang ở gần.
Thiết lập thói quen đi ngủ mới là một bước thiết yếu khi chuyển trẻ từ ngủ chung sang ngủ một mình. Thông thường, trẻ nhỏ yêu thích thói quen nhất quán, do đó một thói quen đều đặn vào buổi tối, trước khi đi ngủ có thể mang lại cho chúng cảm giác an toàn và thoải mái. Bạn có thể cân nhắc các hoạt động như kể chuyện và hát ru, đọc sách cho trẻ trước khi cho chúng vào giường ngủ.
Khi trẻ đã quen với việc ngủ một mình khi ngủ trưa, cha mẹ có thể tăng dần thời gian trẻ ở phòng riêng, tiến tới mục tiêu để trẻ ngủ một mình suốt đêm.
https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/sau-khi-chup-buc-anh-3-con-gai-ngu-voi-bo-me-xem-lai-thi-giat-minh-quyet-dinh-cho-cac-con-ngu-rieng-ngay